Theo Luật Sở hữu trí tuệ, quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả được ghi nhận cho các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học như sách, bài giảng, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm sân khấu, tác phẩm điện ảnh, … Quyền tác giả tự động hình thành từ thời điểm tác phẩm được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định, bất kể tác phẩm đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Quyền liên quan là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
Mặc dù đăng ký bản quyền không phải là bắt buộc, tuy nhiên nếu cá nhân hoặc tổ chức là tác giả đã đăng ký bản quyền tác giá/ quyền liên quan với Cục bản quyền tác giả – văn học nghệ thuật sẽ mang lại rất nhiều thuận lợi khi có tranh chấp xảy ra.
Mục lục
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi năm 2009, 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Căn cứ theo Điều 13 Luật sở hữu trí tuệ 2005, tác giả, chủ sở hữu có quyền được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:
Căn cứ theo Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi tại khoản 5 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ 2009, tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
Điều này còn quy định: Tác phẩm phái sinh (Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn) chỉ được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
Ngoài ra, các tác phẩm trên phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả bao gồm:
Căn cứ theo Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung tại Khoản 8 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ 2009:
Đăng ký bản quyền tác giả hay còn gọi là bảo hộ bản quyền tác giả, mục đích là nhằm đảm bảo cho người sáng tạo ra tác phẩm chống lại các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm như: ăn trộm, sao chép, lạm dụng tác phẩm đó. Trong trường hợp có tranh chấp xảy ra, Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là bằng chứng tốt nhất chứng minh quyền sở hữu của tác giả đối với tác phẩm. Hơn nữa, nó cũng là một loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tác phẩm, được sử dụng khi định giá tài sản của công ty trong trường hợp cổ phần hóa, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. Việc đăng ký bản quyền tác giả là một trong những thủ tục hành chính với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để chủ sở hữu muốn xin Giấy phép phát hành sách, truyện,…
Ở nước ta hiện nay vấn đề bảo hộ quyền tác giả nói chung còn rất yếu kém. Việc đánh giá để cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả được thực hiện trên cơ sở cam kết của chính tác giả của logo đó, chưa có hệ thống đồng bộ để quản lý và tra cứu khả năng logo đăng ký có phải là phiên bản sao chép của logo khác hay không, đặc biệt là trong trường hợp tác giả của logo chưa công bố tác phẩm. Việc đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả và nó cũng không phải là cơ sở xác lập quyền tác giả; tác phẩm dù có đăng ký hay không đăng ký quyền tác giả đều được hưởng sự bảo hộ như nhau. Quyền tác giả được xác lập chưa mang tính tuyệt đối nên khâu thực thi, bảo vệ quyền chưa triệt để. Vấn đề sao chép logo diễn biến phức tạp, khó chứng minh được thế nào, mức độ nào là hành vi vi phạm bản quyền…
Ngoài ra đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng có thể bảo hộ dưới hình thức đăng ký nhãn hiệu
Đây là thủ tục bảo hộ đảm bảo quyền sở hữu mạnh nhất hiện nay về mặt pháp lý cho chủ sở hữu logo (tác phẩm mỹ thuật ứng dụng). Nội dung bảo hộ đăng ký nhãn hiệu: bảo hộ cả nội dung chữ và nội dung hình (nếu logo có bao gồm chữ), chống lại được hành vi sử dụng logo tương tự gây nhầm lẫn cho dù không bị trùng 100%. Nhãn hiệu có quy định chặt chẽ về các trường hợp trùng, gây nhầm lẫn để đánh giá mức độ vi phạm khi bị sao chép sử dụng mà không xin phép.
Ý kiến bạn đọc